hamburger
Bạn muốn làm đại lý?
Địa chỉ cửa hàng gần nhất
0225.62.65.166 | 0989.946.695

Nước uống và trẻ em

Đăng ngày: 15:04 PM 14/03/2017 Lượt xem: 399

Vai trò của nước đối với cơ thể

Nước cần thiết cho các hoạt động diễn ra trong cơ thể chúng ta. Nước và chất lỏng nói chung  đóng vai trò quan trọng, thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể.

Nước là chất bôi trơn cho khớp và mắt.

Nước giúp cho quá trình nuốt thức ăn

Nước là môi trường trung gian cho mọi phản ứng xảy ra trong cơ thế.

Nước hoạt động như một chất đệm cho hệ thống thần kinh.

Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể.

Khi cơ thể mất 5% nước, bắt đầu xuất hiện các rối loạn về chuyển hóa chất, có khi bị ngất; mất 10-15% nước, cơ thể sẽ trong tình trạng nguy kịch, có thể tử vong.

Mất nước bao giờ cũng kéo theo mất một lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu là kali, canxi, iod, sắt) và một số vitamin.

Hậu quả là nhiều chức phận sống của cơ thể bị ảnh hưởng, các phản xạ có điều kiện và phối hợp động tác bị giảm sút rõ rệt, động tác kém chính xác, cơ thể chóng mệt mỏi, khó tập trung, kết quả học tập giảm sút...

tre em nuoc

 

Nhu cầu nước đối với trẻ em

Một đứa bé khỏe mạnh 4 tuổi, cân nặng chừng 13,5kg, trong điều kiện bình thường sẽ cần khoảng 1,2 lít nước. Lượng nước này một phần do bữa ăn cung cấp (khoảng 450-550ml), một phần do chuyển hóa chất trong cơ thể đem lại (chừng 100-150ml); phần nước còn lại phải được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Như vậy, đứa trẻ chỉ cần uống khoảng 500-600ml nước là đủ.

Nếu trẻ hiếu động, hay những hôm trời nóng nực, cần cho trẻ uống thêm. Nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt cao, sốt xuất huyết... nhu cầu nước còn cao hơn nhiều.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1 độ C, nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 1 lít nước trong 1 giờ.

Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi thấy khát tức là cơ thể đã bị mất 1-2% nước.

Bảo đảm nhu cầu nước cho trẻ

Ngoài nước trong thức ăn, trẻ cần được bổ sung nước với cơ cấu hợp lý: 60% là nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh lọc đóng chai, 20% từ sữa các loại và 20% nước ép trái cây tươi (cam, chanh...).

Nước trái cây, sữa các loại... là những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cho trẻ uống hằng ngày.

Hạn chế cho trẻ uống nước chứa nhiều năng lượng như nước ngọt các loại, nước tăng lực, nước hương trái cây, các thứ nước có chất kích thích như nước chè, cà phê, bia... và các loại nước giải khát có gas.

Hạn chế nước đá vì dễ gây hư hại răng và làm trẻ bị viêm họng. Nếu uống phải chú ý sử dụng nước đá từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc làm bởi tủ lạnh gia đình.

Chủ động cho trẻ uống nước trước khi trẻ khát nước, đòi uống.

Uống từ từ, ít một, mỗi lần chỉ nên uống 100-150 ml nước, 15-20 phút sau lại uống tiếp vì uống nhanh và nhiều nước một lúc làm cho tim phải làm việc nhiều, mồ hôi ra nhanh, lượng nước bốc hơi qua da nhiều hơn.