hamburger
Bạn muốn làm đại lý?
Địa chỉ cửa hàng gần nhất
0225.62.65.166 | 0989.946.695

Phốt pho có vai trò gì đối với cơ thể

Đăng ngày: 16:56 PM 03/09/2015 Lượt xem: 7655
Rất có thể là bạn đã từng nghe những từ phốt phát và phốt pho được đề cập đến khi nói về thực phẩm. Nhưng chúng là gì, và những gì chúng có thể làm với bữa ăn tối? Phốt pho có vai trò gì, dành chút thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu bạn nhé.

Rất có thể là bạn đã từng nghe những từ phốt phát và phốt pho được đề cập đến khi nói về thực phẩm. Nhưng chúng là gì, và những gì chúng có thể làm với bữa ăn tối? Phốt pho có vai trò gì, dành chút thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu bạn nhé.

 

14. ​

Phốt pho là gì?
Phốt pho là một khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ bia cho đến pho mát, đậu và cá. Nhưng không chỉ có trong thực phẩm: Đó là một trong những chất phổ biến nhất trong môi trường hàng ngày - và trong cơ thể của bạn. Phốt pho chiếm khoảng 1% tổng số trọng lượng cơ thể của chúng ta.
Phốt phát là gì?
Phốt phát là hình thức phổ biến nhất của phốt pho. Bạn có thể tìm thấy phốt phát trong nước rửa chén, nguyên liệu làm bánh, pho mát chế biến. Đó cũng là dạng thuốc của phốt pho, có thể được sử dụng như là một loại thuốc bổ sung chế độ ăn uống khi bạn không thể tự nhiên có đủ photpho do bệnh tật.
Phốt pho làm gì trong cơ thể của bạn
Cơ thể người trưởng thành có chừng 700- 800gam photpho trong đó gần 3/4 tham gia vào thành phần xươmg và 1/4 có trong tổ chức và dịch thể.

Photpho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hoá prrotid, lipid, gluxid, hô hấp tế bào mô, các chức phận của cơ và thần kinh.

Cường độ chuyển hoá photpho mạnh nhất ở tổ chức cơ là nơi dự trữ chính các liên kếi photpho. Chuyển hoá các liên kết photpho có liên kêt chặt chẽ với chuyển hoá các thành phần khác của khẩu phẩn và có ảnh hưởng tói hoạt động các cơ xương, cơ tim, não và các cơ quan khác. Axit photphoric tham gia vào cấu trúc phân tử nhiều loại men xúc tác các quá trình phân huỷ các chấ hữu cơ trong thức ăn tạo điều kiện sử dụng nguồn năng lượng của chúng. Trên thực tế để đốt cháy các chât hữu cơ trong cơ Ihể, mọi phân tử hữu cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với photphoề

Khi lao động nặng cũng như khi thiếu protid trong thức ãn, nhu cầu cơ thể về photpho tăng lên rõ rệt.

Lượng các hợp chất photpho hữu cơ trong máu có thể thay đổi khá nhiều trong khi đó lượng photpho vô cơ trong máu tương đối ổn định vào khoảng 2,5- 3,5mg% . Ngay khi thiếu photpho trong khẩu phần một thời gian dài cũng không ảnh hưởng tới mức photpho vô cơ trong máu vì bấy giờ photpho từ xương và tổ chức vào máu. Chỉ khi mất 40%. tổng lượng photpho mới thấy giảm 10% lượng photpho trong máu. Đáng chú ý là nhịn đói hoàn toàn ít ảnh hưởng tới mức photpho vô cơ trong máu hơn nhịn đói một phần . Khi nhịn đổi một phần thì sẽ xẩy ra rối loạn đột ngột tương quan giữa canxi, magie và photpho trong cơ thể, đỉều đó dẫn tới tăng bài xuất photpho ra khỏi cơ thể.
Các triệu chứng của sự thiếu phốt pho
Giảm phốt phát huyết xảy ra khi nồng độ phốt pho trong máu quá thấp. Điều này làm giảm mức năng lượng của bạn, và có thể gây yếu cơ, mệt mỏi, và giảm sức chịu đựng khi tập thể dục. Khi không đủ phốt pho cùng lúc với thiếu canxi và vitamin D có thể dẫn đến yếu xương, xương mềm đi trong thời gian dài. Điều này gây ra đau khớp và cơ bắp.
Mức độ phốt pho được kiểm soát chặt chẽ trong cơ thể. Thiếu phốt pho có thể là một dấu hiệu của các rối loạn khác.
Các triệu chứng của thừa phốt pho
Nồng độ cao của phốt pho trong máu được gọi là chứng tăng phốt phát huyết. Một số triệu chứng của nó trùng với trường hợp phốt pho thấp, như đau khớp và đau cơ, yếu cơ. Những người có mức phốt pho cao cũng có thể bị ngứa và đỏ mắt. Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng như táo bón nặng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng có thể xảy ra.
Nếu nồng độ phốt pho của bạn là quá cao hoặc quá thấp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Làm thế nào để có được lượng phốt pho vừa phải
Để có mức phốt pho thấp hơn, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc kết dính phốt pho. Chúng được uống trong bữa ăn và đồ ăn nhẹ để hạn chế lượng phốt pho mà cơ thể có thể hấp thụ. Nếu bạn bị thừa phốt pho, việc lựa chọn lối sống phù hợp có thể giúp cân bằng trở lại. Tập thể dục đầy đủ, uống đủ nước, ăn một lượng phốt-pho thấp, nhưng chế độ ăn uống phải cân bằng về dinh dưỡng,... đó là những thói quen tốt.
Thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao
Tìm các loại thực phẩm với hàm lượng phốt pho cao là không khó. Thịt lợn, cá hồi, cá ngừ đều chứa nhiều phốt pho. Các sản phẩm bao gồm:
- Sữa chua.
- Sô cô la.
- Sữa chua.
- Rượu nóng đánh trứng trong mùa Giáng sinh.
- Pho mát.

15. ​

Ngũ cốc, bánh nướng xốp và khoai tây chiên cũng là những thức ăn giàu phốt pho.
Thực phẩm có hàm lượng thấp phốt pho
Hầu như tất cả các loại trái cây tươi và rau quả có ít phốt pho. Bỏng ngô, bánh quy, bánh bột ngô nướng, bánh mì và trứng cũng có nồng độ rất thấp của phốt pho.

16. ​

Phốt pho và vai trò của thận
Khi thận của bạn đang hoạt động bình thường, chúng giúp loại bỏ phốt pho dư thừa trong máu, giữ cho mức phốt pho cân bằng và bình thường. Khi thận không làm việc một cách chính xác, mức phốt pho có thể lên quá cao, có thể làm cho nồng độ canxi tăng lên. Điều này có thể gây nguy hiểm khi canxi hình thành trong mạch máu, phổi, mắt, và tim. Người bị bệnh này thường cần phải lọc máu để giúp thận làm sạch phốt pho dư thừa.

17. ​

Phốt pho được sử dụng làm thuốc và thực phẩm bổ sung
Phốt pho dạng thực phẩm bổ sung cũng như thuốc có thể được sử dụng trong nhiều cách khác nhau. Chúng đã được chứng minh tác dụng như là thuốc nhuận tràng, điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Thực phẩm bổ sung từ phốt pho cũng có thể được sử dụng như là một cách làm tăng cường hiệu suất tập thể dục, giúp phục hồi xương, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân có mức quá cao của canxi trong cơ thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

Phốt pho là thành phần không thể thiếu để xương và cơ thể khỏe mạnh. Đôi khi, điều kiện sức khỏe như bệnh thận có thể ảnh hưởng đến hàm lượng phốt pho trong cơ thể. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng của phốt pho cao hay thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay bạn nhé.