hamburger
Bạn muốn làm đại lý?
Địa chỉ cửa hàng gần nhất
0225.62.65.166 | 0989.946.695

Sử dụng nguồn nước nào an toàn để sinh hoạt

Đăng ngày: 15:38 PM 29/03/2017 Lượt xem: 387

Không ít gia đình có thu nhập rất khá nhưng mãi vẫn không tích lũy được bao nhiêu vì bệnh tật ốm đau cứ lần lượt “viếng thăm” từng người trong gia đình. Người đời lưu truyền câu nói rất đáng lưu tâm: “Tiết kiệm ăn uống để dành tiền uống thuốc”.

Nhiều người bệnh thì không tiếc tiền mua thuốc trong khi nếu quá tiết kiệm trong chi tiêu cho nguồn thực phẩm và nước uống an toàn thì rất dễ mắc bệnh.

Đa phần bệnh tật đến từ ăn uống. Một lượng nhỏ chất gây hại có trong đồ ăn, nước uống sẽ tích lũy thành một lượng lớn sau thời gian dài . Bệnh đến từ thức ăn thường tiến triển nhanh, dễ phát hiện, ít nguy hiểm. Trong khi, bệnh đến từ nguồn nước ô nhiễm kim loại nặng (Asen, chì, nhôm…), hóa chất độc hại…thường tiến triển chậm, khó phát hiện và nguy hiểm.

Nước mưa

Nước mưa trong dân gian còn gọi là nước không rễ, được nhiều người coi là nước sạch. Một số người thích uống nước mưa vì nó chứa ít các loại muối khoáng hòa tan, ít sắt, làm cho nước không có mùi tanh…. Người ta còn cho rằng trong nước mưa chứa ít các thành phần kim loại nặng nên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Nước mưa hoàn toàn không sạch như chúng ta tưởng, nhất là đối với thời đại ngày nay. Bởi tại nhiều vùng, đặc biệt ở các khu đô thị không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Mỗi hạt mưa khi rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một vài kilomet trong khí quyển.

Do đó nước mưa cũng có thể chứa rất nhiều vi trùng gây bệnh, nhiều chất hòa tan độc hại (VD: axit nitric, axit sunfuric…. ). Hơn nữa nước mưa thường được hứng từ các mái nhà, là nơi tích lũy vô số chất bẩn. Lưu ý, người dân không nên dùng nước mưa hứng từ ngói fibro xi măng, chỉ được hứng nước mưa ở mái ngói, mái tôn… Mức độ vi khuẩn, tạp chất hóa học nhiều hay ít phụ thuộc vào mùa và từng vùng: đồng bằng, miền núi, thành phố hay khu công nghiệp. Khi sử dụng nước mưa tránh uống trực tiếp, phải đun sôi trước khi uống để tiêu diệt vi khuẩn.
Mặt khác nước mưa có thành phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi nước từ mặt biển, sông, hồ bốc lên nhập vào các tầng không khí, gặp lạnh ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Theo các kết quả nghiên cứu, trong nước mưa thiếu các muối khoáng như Canxi, Mangan….

Nước giếng khoan, giếng khơi.

nuoc gieng

Có thể nói tùy từng vùng miền, khu vực mà nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những đặc tính nhiễm các chất kim loại nặng, tạp chất hữu cơ khác nhau. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ có tính tương đối, vì ngay trong một khu vực tùy từng độ sâu, tùy tầng nước ngầm khai thác mà chất lượng nguồn nước sinh hoạt cũng khác nhau.

Ngoài ra, nguồn nước ngầm nguy hại là bởi sự xâm hại của các loại hóa chất độc hại, môi trường trên mặt đất bị ô nhiễm, bị chất thải trong sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt của con người ngấm vào lòng đất. Nếu nước chưa được xử lý thì vô tình người sử dụng đã trực tiếp đưa chất độc vào cơ thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh nguy hiểm khác.

Theo các chuyên gia, người sử dụng thường xuyên nước giếng tự khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hậu quả đầu tiên là người sử dụng đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và dẫn đến tử vong. Bởi các chất có trong nước giếng khoan thường là các chất rắn, kim loại nặng không hòa tan như các chất ở giếng khơi.

Nước ao, hồ, sông, suối.

Nước ao, hồ, sông, suối thường bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, đồng thời cũng có một lượng nước thải từ các hoạt động như là nuôi cá, hay là nước thải từ một số các ruộng lúa mà người ta đã phun thuốc trừ sâu hay rải phân bón làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, do mưa gió, lũ lụt nên nước ao hồ, sông suối thường bị ô nhiễm bởi rác, lá cây, xác chết…

Sử dụng nước máy (các trạm cấp nước tập trung):

Nhiều nhà máy cung cấp nước sạch còn có các chỉ tiêu chưa bảo đảm chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn QCVN 02 mà Bộ Y tế đã ban hành là do một số nơi nguồn nước khai thác bị ô nhiễm vì ngập lụt; có nơi thì do quy trình xử lý nước sinh hoạt chưa bảo đảm biện pháp duy trì hàm lượng clo dư, hoặc do đường ống bị vỡ, rò rỉ (đặc biệt đường ống sông Đà vỡ tới 14 lần và có thể hơn). Một số cơ sở cung cấp nước sạch ở các tỉnh như: Nam Định, Lai Châu, Quảng Nam, Ninh Thuận, Long An... thì thiếu kinh phí, trang thiết bị, hóa chất để có thể tự xét nghiệm theo dõi chất lượng nước theo quy định. Việc duy trì kiểm tra của ngành chức năng tại địa phương đối với các cơ sở, nhà máy cấp nước đạt tỷ lệ thấp, nhất là các trạm cấp nước ở khu vực nông thôn có công suất nhỏ, phân tán rải rác.

Nước đóng bình 20l (gallon), nước đóng chai

Chỉ nên dùng các hãng có uy tín tên tuổi, cung cấp được các kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn quy định của nước ăn uống (QCVN:01/BYT). Tuyệt đối không nên sử dụng các loại chai, bình nước không tên tuổi hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…